Trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng

Trẻ sơ sinh thường hay bị đầy hơi chướng bụng do hệ tiêu hóa còn non, chưa hoàn thiện. Điều này khiến cha mẹ khá lo lắng cho bé vì không biết có nguy hiểm hay không. Dưới đây là bài viết giúp các bạn biết được vì sao trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng và cách khắc phực như thế nào.

1. Nguyên nhân và dấu hiệu khi trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng

Đầy hơi chướng bụng là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa

Đầy hơi chướng bụng là dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Biểu hiện là bé chán ăn, hay quấy khóc vì ăn vào chướng bụng khiến bé khó chịu. Vấn đề này tuy không nguy hiểm nhưng về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của bé.

Đầy hơi chướng bụng xuất hiện ở trẻ sơ sinh nguyên nhân thứ nhất là do chế độ dinh dưỡng của trẻ chưa hợp lý, cha mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm khiến dạ dày của trẻ không có đủ lượng dịch vị để tiêu hóa các thức ăn này dẫn đến tình trạng ứ đọng, lên men và sinh hơi.

Nguyên nhân thứ hai là do chế độ dinh dưỡng của mẹ chưa hợp lý. Ăn quá nhiều dầu mỡ, nước có ga hoặc cafe. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới bé bởi lượng trong sữa mẹ phản ánh chất dinh dưỡng mà mẹ hấp thu vào. Trong thời gian cho con bú các mẹ nên ăn nhiều trái cây và rau xanh hơn là các chất dầu mỡ.

Cần chú ý chế độ ăn của mẹ khi cho con bú

Thứ ba là do cho trẻ uống sữa ngoài quá sớm. Dinh dưỡng của trẻ sơ sinh chủ yếu là từ sữa mẹ, cho trẻ sơ sinh dùng sữa ngoài khiến đường ruột  của trẻ chưa kịp thích nghi, ngoài ra trong sữa ngoài còn chứa một số thành phần lâu tiêu không thích hợp với trẻ sơ sinh có thể khiến trẻ bị đầy bụng, nôn trớ.

Một nguyên nhân ít xảy ra là do bé bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn hoặc ăn các thức ăn không vệ sinh kĩ. Hoặc cho bé uống quá ít nước khiến dạ dày bị khô dẫn đến bé bị táo bón.

2. Một số phương pháp giảm đầy hơi chướng bụng ở trẻ sơ sinh

Giúp bé ợ hơi

Ợ hơi là một phương pháp hữu hiệu giúp bé giảm tình trạng đầy hơi chướng bụng. Có nhiều tư thế để các mẹ giúp bé ợ hơi: có thể vác bé lên vai, cho bé nằm sấp lên đùi hoặc ngồi với tay đỡ sau lưng và đầu bé…Tư thế tốt nhất là đặt bé nằm sấp trên cánh tay của bạn, bàn tay đỡ lấy cằm bé, tay còn lại vỗ nhẹ lên lưng bé.

Cho bé bú đúng tư thế

Cho trẻ bú đúng tư thế hạn chế việc trẻ nuốt phải nhiều hơi khi bú đồng nghĩa với việc giảm cảm giác đầy hơi chướng bụng, nôn trớ cho trẻ. Nếu bé bú mẹ, các mẹ chú ý luôn giữ đầu bé cao hơn dạ dày để sữa sẽ chảy xuống đáy dạ dày còn hơi sẽ ở bên trên dễ dàng hơn cho việc ợ hơi loại bỏ khí dư.

Chú ý đến dụng cụ cho bé bú

Dụng cụ cho bú không phù hợp cũng khiến bé bị đầy hơi chướng bụng. Nếu lỗ của úm ti quá nhỏ sẽ khiến bé mất rất nhiều sức và hít phải nhiều hơi khi bú. Nếu lỗ ti quá lớn dễ làm bé bị sặc. Vậy nên cha mẹ nên chọn bình sữa có thiết kế đầu ti phù hợp hoặc có hệ thống van kiểm soát.

Giúp bé tự đẩy hơi thừa bằng các động tác

Massage giúp bé thoải mái hơn khi bị đầy hơi chướng bụng

Đặt trẻ nằm sấp giúp trẻ dễ dàng tống hơi thừa ra ngoài nhờ áp lực lên dạ dày. Ngoài ra bạn cũng có thể massage bụng bé theo vòng tròn giúp bé thoát khí. Tuy nhiên các biện pháp này không nên thực hiện khi bé vừa ăn hoặc bú xong.

Cho bé thực hiện các động tác đạp chân như đạp xe đạp vừa tạo cho bé cảm giác thích thú vừa giúp bé tống hơi thừa giảm đầy hơi chướng bụng hiệu quả. Cũng không thực hiện động tác này khi bé vừa ăn xong.

Bài viết trên đây đã nói rõ nguyên nhân và cách trị chứng đầy hơi ở trẻ. Tuy nhiên bạn có thể sử dụng một số thuốc trị đầy hơi tại các tiệm thuốc để hỗ trợ. Nếu tình trạng kéo dài quá lâu cách tốt nhất hãy đưa bé đi khám tại các cơ sở y tế các mẹ nhé!

Bạn có thể quan tâm tới bài viết: 

Tư vấn cách tắm cho trẻ đúng khoa học

Trẻ biếng ăn phải làm sao để tránh tình trạng thiếu cân

Hồng Anh

Learn More →

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *