Những nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân để không gặp rắc rối

Quản lý tài chính cá nhân là vấn đề muôn thủa được nhiều người quan tâm. Nếu không quản lý tài chính của mình cho phù hợp với mức thu nhập bạn sẽ gặp rắc rối không hề nhỏ. Bạn sẽ bị cuốn theo vòng xoáy của tiền bạc và rơi vào cảnh nợ nần. Một số nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân bạn phải nắm rõ để lên kế hoạch chi tiêu của mình cho tốt.

1. Số tiền chi tiêu không được vượt qua tổng thu nhập.

Chi tiêu không vượt quá số tiền bạn kiếm được là nguyên tắc đầu tiên để quản lý tài chính cá nhân của mình.

Nếu không muốn dính phải cảnh nợ nần hãy điều chỉnh lại chi tiêu của mình sao cho hợp lý và không vượt quá mức thu nhập của mình. Chi tiêu lớn hơn số tiền bạn kiếm được bạn sẽ phải đi vay mượn, khi đó bạn trở thành “nô lệ” của đồng tiền. Số tiền bạn kiếm được phải dùng để trả nợ, biến cuộc sống của mình kém chất lượng hơn. Để đảm bảo cuộc sống bạn lại phải đi vay mượn chỗ khác, và rơi vào vòng xoáy “nợ – trả – nợ” mà không thể thoát ra được.

2. Hãy lên kế hoạch chi tiêu.

Để quản lý tài chính cá nhân cho tốt, bạn phải lên kế hoạch chi tiêu. Bạn có thể áp dụng công thức quản lý tài chính “6 cái lọ” của T. Harv Eker. Đây là công thức nổi tiếng đã được rất nhiều người áp dụng.

Cách làm của công thức này là bạn sẽ chia tổng thu nhập của mình ra làm 6 quỹ tài chính, sử dụng 55% tổng thu nhập cho những chi tiêu thiết yếu hàng ngày như tiền nhà, điện nước, ăn uống… 10% số tiền bạn kiếm được để hưởng thụ như đi mua sắm, du lịch, đi chơi… 10% đầu tư vào giáo dục, học tập, 10% để sử dụng vào các kênh đầu tư như chứng khoán, coin… 10% dành tiết kiệm, 5% còn lại dùng để làm từ thiện.

Lên một kế hoạch chi tiêu hợp lý sẽ giúp bạn thoát khỏi những rắc rối vì thâm hụt tài chính khi chi tiêu quá đà, không kiểm soát.

3. Dành ít nhất 10% thu nhập để tiết kiệm

Khoản tiết kiệm này là cần thiết cho bạn để có thể sẵn sàng mọi tình huống phát sinh trong cuộc sống như ốm đau, bệnh tật, thất nghiệp, hỏng xe, sửa nhà… Nếu không có khoản tiết kiệm này bạn sẽ phải đi vay mượn hoặc lạm dụng thẻ tín dụng và lại rơi vào cảnh nợ nần.

4. Lựa chọn kênh đầu tư thông minh

Nếu chỉ dừng lại ở mức thu nhập cố định hàng tháng và có cách quản lý tài chính cá nhân tốt cỡ nào mà không tạo ra thêm thu nhập thì cuộc sống quá nhàm chán. Sử dụng một khoản nhỏ trong tổng thu nhập của mình để đầu tư vào các kênh có thể sinh lợi nhuận như chứng khoán, coin…

5. Mua bảo hiểm nhân thọ

Đầu tư vào bảo hiểm là cách thông minh nếu như bạn có xảy ra rủi ro gì thì gia đình bạn vẫn được an ổn. Ví dụ như khi gia đình có trẻ nhỏ, số tiền bảo hiểm có thể đủ để lo chi phí cho con bạn đến khi chúng học xong đại học nếu như không may bạn qua đời.

Tiền không quan trọng, nhưng không có tiền chúng ta không thể làm bất cứ điều gì, không thể trang trải cho cuộc sống cũng như lo cho người thân. Vì vậy hãy học cách quản lý tài chính cá nhân của mình tốt nhất để không phải rơi vào những rắc rối do tiền gây nên nhé.

Hồng Anh

Learn More →

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *